You are currently viewing Sớm ban hành nghị định mới về kinh doanh xăng dầu để minh bạch thị trường

Sớm ban hành nghị định mới về kinh doanh xăng dầu để minh bạch thị trường

Mới đây, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, Dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu, thay thế Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP được xây dựng trên nguyên tắc điều hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hài hòa lợi ích giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giảm bớt khâu trung gian trong chuỗi cung ứng xăng dầu.

Đồng thời, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh trong việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho nhu cầu tiêu thụ nội địa.

W-xang dau.png
Dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu đã 8 lần được đưa ra lấy ý kiến góp ý. Ảnh: Minh Hiên

Cách đây xấp xỉ 1 năm, từ 1/4/2024, Bộ Công Thương bắt đầu lấy ý kiến nội dung Tờ trình và dự thảo Nghị định mới của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Sau 8 lần lấy ý kiến của các doanh nghiệp, chuyên gia, bộ ngành liên quan,… các quy định trong dự thảo phần lớn đều nhận được sự đồng thuận, bởi có nhiều “cải cách” để minh bạch thị trường kinh doanh xăng dầu. Một số quy định mới trong dự thảo nghị định cũng được Bộ Công Thương giải thích rõ. 

Còn quy định cấm thương nhân phân phối mua bán xăng dầu lẫn nhau nhận các ý kiến trái chiều, tại tờ trình Chính phủ, Bộ Công Thương đã báo cáo 2 phương án để xin ý kiến. Trong đó, phương án 1 là không cho phép thương nhân phân phối mua bán xăng dầu với nhau; phương án 2 là tiếp tục cho phép thương nhân phân phối mua bán xăng dầu với nhau như hiện tại.

Cùng với đó, Bộ Công Thương đã chủ động xây dựng dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu và đã gửi lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan…

Thực tế, thị trường xăng dầu đang trong quá trình ‘thanh lọc’ khi nhiều đại gia xăng dầu như Xuyên Việt Oil, Hải Hà, Thiên Minh Đức… bị xử lý hình sự. Điều này cho thấy kinh doanh xăng dầu vẫn tồn tại nhiều bất cập về chính sách cũng như năng lực của các doanh nghiệp.

Trong khi đó, quy định về quản lý, trích lập và chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã lộ rõ những bất cập. Hàng chục kỳ điều hành giá xăng dầu gần đây, Quỹ bình ổn không được sử dụng do mức biến độ giá xăng dầu chưa đủ để chi quỹ theo quy định hiện hành. Việc sửa đổi cơ chế quản lý quỹ đang đặt ra bức thiết. 

Do đó, theo các chuyên gia, cần sớm ban hành Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu để đảm bảo công khai, minh bạch trong điều hành, tạo sự đồng thuận của xã hội, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong thời gian tới.

Kinh doanh xăng dầu: Xưa quy định có 6 trang A4, giờ hàng chục trang ngặt nghèo

Kinh doanh xăng dầu: Xưa quy định có 6 trang A4, giờ hàng chục trang ngặt nghèo

Nếu như trước đây, một quyết định về kinh doanh xăng dầu chỉ gói gọn trong 6 trang A4 thì nay đã kéo dài nhiều chục trang. Do đó, cần lược bỏ bớt các quy định rườm rà để tạo ra hành lang pháp lý cởi mở, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Lãnh đạo Petrolimex: Nhiều quy định 'siết' số liệu ảo, minh bạch thị trường

Lãnh đạo Petrolimex: Nhiều quy định ‘siết’ số liệu ảo, minh bạch thị trường

Lãnh đạo Petrolimex khẳng định, việc bắt buộc đầu mối xăng dầu phải kết nối dữ liệu với cơ quan quản lý, cộng với quy định phát hành hoá đơn điện tử từng lần bán một cách thực chất, tự động sẽ làm cho thị trường xăng dầu càng ổn định, minh bạch.

Không loại bỏ được nạn 'mượn đầu heo nấu cháo', sẽ còn nhiều vi phạm

Không loại bỏ được nạn ‘mượn đầu heo nấu cháo’, sẽ còn nhiều vi phạm

Hàng loạt ‘đại gia’ xăng dầu vướng lao lý đã làm bộc lộ những khiếm khuyết của thị trường xăng dầu. Việc bịt các lỗ hổng là cần thiết để thị trường vận hành lành mạnh hơn, loại bỏ tình trạng “mượn đầu heo nấu cháo”.

Bộ Công Thương: Để doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu, cải cách việc điều hành

Bộ Công Thương: Để doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu, cải cách việc điều hành

Nhiều quy định mới trong dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu đã được Bộ Công Thương giải thích rõ. Trong đó, có những mục tiêu và nguyên tắc điều hành được “cải cách” để đảm bảo tính công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích các bên.


Để lại một bình luận