Hãng tin RT dẫn lời ông Merz trong cuộc phỏng vấn với đài Deutschlandfunk hôm 9/3 nhấn mạnh, Berlin “không thể hoặc không được phép sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi luật pháp Đức cấm làm như vậy”.

“Tài liệu gần đây nhất là Hiệp ước về giải pháp cuối cùng liên quan tới Đức, hay còn có tên khác là Hiệp ước 2+4 quy định Berlin từ bỏ việc sở hữu vũ khí hạt nhân và vẫn sẽ như vậy”, ông Merz cho biết.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức sắp nhậm chức sau đó tuyên bố, ông sẵn sàng tìm kiếm sự hợp tác hạt nhân lớn hơn với các nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ví dụ như kêu gọi đối thoại với Anh và Pháp. “Chúng ta phải cùng nhau mạnh mẽ hơn trong việc răn đe hạt nhân ở châu Âu”, ông Merz nói thêm.
Được biết, Hiệp ước về giải pháp cuối cùng liên quan tới Đức là tài liệu được ký kết dựa trên nền tảng thống nhất hai quốc gia Tây Đức và Đông Đức vào cuối thế kỷ trước. Điều khoản trong hiệp ước này quy định không được triển khai lực lượng vũ trang, vũ khí hạt nhân hay phương tiện chuyên chở loại vũ khí này ở thủ đô Berlin hay những khu vực ở Đông Đức trước đây.
Theo RT, ông Merz có phát biểu trên trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây liên tục nhấn mạnh việc các nước thành viên NATO ở châu Âu cần tự bảo vệ, thay vì chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ từ Washington. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ mong muốn châu Âu tăng thêm ngân sách chi tiêu quốc phòng.

‘Pháp sẵn sàng bảo vệ châu Âu bằng vũ khí hạt nhân’
Một quan chức Pháp và một nhà ngoại giao Đức cho hay, Paris sẵn sàng dùng lá chắn hạt nhân để giúp bảo vệ châu Âu song đề xuất chính thức chỉ được đưa ra nếu Mỹ rút vũ khí hạt nhân răn đe khỏi Đức.

Ông Trump kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân, Nga lên tiếng
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay Nga sẵn sàng thảo luận kiểm soát vũ khí với Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump kêu gọi các cường quốc giải trừ vũ khí hạt nhân.

Nga sẵn sàng đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân toàn diện với Mỹ
Nga và Mỹ có thể khởi động lại các cuộc thảo luận thực chất về cắt giảm vũ khí hạt nhân, nếu như Washington thay đổi lập trường.